Khu vực Schengen (Visa Schengen)
Khu vực Schengen (khối Schengen) là một khu vực được 26 quốc gia Châu Âu bãi bỏ biên giới nội bộ của họ, đi lại tự do, không bị hạn chế.
Khu vực Schengen bao gồm hầu hết các quốc gia EU, ngoại trừ Nước Anh, Ireland và các quốc gia sắp trở thành một phần của nó: Romania, Bulgaria, Croatia và Síp. Mặc dù không phải là thành viên của EU, các quốc gia như: Na Uy, Iceland, Thụy Sĩ và Lichtenstein cũng là một phần của khu vực Schengen.
Các loại Visa Schengen:
Hiện có 3 loại Visa Schengen đó là: Loại A, Loại C, và Loại D
Loại A: Đây là transit visa. Tức là chỉ có hiệu lực dành cho các bạn bay từ 1 nước không thuộc khối Schengen đi sang 1 quốc gia khác (cũng không thuộc khối Schengen) nhưng lại quá cảnh tại khối Schengen. Lúc đó bạn cần làm visa transit châu âu.
Loại D: Đây là loại visa dành cho Việc làm (Work) và Học tập (Study)
Loại C: Đây là loại visa Du lịch. Có các loại cụ thể như sau của type C này là:
– Single visa: Chỉ có hiệu lực vào 1 lần, và ra khỏi khối 1 lần
– Double visa: Có hiệu lực vào 2 lần, và ra khỏi khối 2 lần. Điều kiện thời điểm ra và vào vẫn còn hiệu lực thời gian (còn hạn sử dụng)
– Multi visa: Được ra vào nhiều lần trong khối. Nhưng bạn cần phải lưu ý sau đây để tránh bị hiểu nhầm , xem cụ thể dưới đây:
Ghi chú:
*Multi Visa du lịch (Loại C)
Visa type C này phải có chữ MULT (nếu không có chữ MULT này thì bạn không thuộc diện multi ra vào nhiều lần)
Hạn sử dụng có ghi cụ thể trong visa. Ngày cuối cùng xuất cảnh phải trước ngày hết hạn.
Tùy thuộc vào visa bạn được cấp mà thời hạn lưu trú (số ngày ở trong khối Schengen sẽ khác nhau). Tóm lại nhập cảnh và xuất cảnh bao nhiêu lần cũng được, nhưng cộng tổng thời gian lưu trú ở khối Schengen chỉ là 30 ngày.
Một vấn đề nữa. Loại C Multi này Châu Âu chỉ cấp tối đa số ngày lưu trú là 90 ngày lưu trú (trong 180 ngày) của 6 tháng. Nghĩa là bạn được phép ở TỔNG tối đa 90 ngày (và 90 ngày xuất cảnh, kiểu như 1 ngày nhập cảnh 1 ngày xuất cảnh, tổng là 90 ngày nhập cảnh + 90 ngày xuất cảnh = 180 ngày).
Qui Trình Thủ Tục Hồ Sơ Xin ViSa / Thông Tin Cần Biết Khi Xin Visa Visa Schengen
Xin visa Schengen ở đâu?
Nước thành viên có thẩm quyền giải quyết một hồ sơ xin visa là:
1. Nước là thành viên duy nhất của chuyến đi
2. Nếu chuyến đi qua nhiều nước thành viên, nước nào là điểm đến chính, tức là nơi mà người xin thị thực sẽ ở lâu nhất và là nơi thực hiện mục đích chính của chuyến đi sẽ có thẩm quyền xử lý hồ sơ
3. Nếu không xác định được điểm đến chính, nước thành viên đầu tiên người xin thị thực sẽ đặt chân đến trong khối Schengen sẽ là nước xử lý hồ sơ
Hồ sơ xin visa Schengen
1. Hộ chiếu/ Passport (photocopy công chứng tất cả các hộ chiếu từ trước đến giờ của gia đình).
2. Hình 4×6 (mỗi đương đơn 2 tấm).
3. CMND/CMT/Thẻ căn cước (photocopy công chứng).
4. Giấy khai sinh (bản sao hoặc photo công chứng).
5. Xác nhận việc làm:
Đối với Chủ Doanh nghiệp
– Giấy phép kinh doanh (photo công chứng).
– Tờ khai thuế 3 tháng gần nhất (bản gốc)
Đối với nhân viên
– Hợp đồng lao động (photo công chứng)
– Đơn xin nghỉ phép (bản gốc)
– Xác nhận lương 3 tháng gần nhất của chồng người cần xin (bản gốc)
1. Giấy tờ nhà đất (photo công chứng)
2. Sao kê ngân hàng 3 tháng gần nhất (bản gốc)
3. Xác nhận số dư ngân hàng (bản gốc)
4. Sổ tiết kiệm (photo công chứng)
Thời hạn cấp xét Visa
* Thời gian thụ lý hồ sơ sẽ mất khoảng vài tuần, tùy thuộc vào nơi bạn nộp hồ sơ và các tình huống có thể xảy ra như yêu cầu bổ sung giấy tờ cần thiết, thủ tục sinh trắc học…
Lệ phí xin Visa Schengen
– Phí xin thị thực được thu khi nộp hồ sơ và sẽ không được hoàn trả lại, trừ trường hợp hồ sơ không được tiếp nhận hay không thuộc thẩm quyền xử lý của đại sứ quán.
– Phí xin thị thực hiện nay là 60€, chỉ trả bằng tiền VND.
– Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi trả phí 35€.
– Một số trường hợp sau được miễn phí thị thực:
* Người xin thị thực đi công tác mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ.
* Trẻ em dưới 6 tuổi.
* Học sinh, sinh viên, sinh viên sau Đại học và giáo viên đi kèm sinh viên với mục đích đi học hoặc thực tập.
* Các nhà nghiên cứu khoa học đi theo các dự án được quy định tại điều N° 2005/761/EC du của Nghị viện Châu âu và Hội đồng ngày 28/09/2005.
* Đại diện các tổ chức phi chính phủ, tuổi không quá 25, tham gia các buổi xê- mi – na, hội thảo, sự kiện thể thao, văn hoá, giáo dục của các tổ chức phi chính phủ.